Lời khuyên khi sử dụng máy in của sửa máy in Thanh Hóa

Mấy bạn hay dùng máy in có hay làm những điều này không? Hôm nay, Sửa máy in Thanh Hóa đưa ra một vài lời khuyên hữu ích cho các bạn, nhớ Save lại nhé!

loi-khuyen-cua-sua-may-in-thanh-hoa
Máy in hỏng, bạn phải làm sao?

Ghi nhớ đầu tiên là phải:

– Ðọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản suất
– Ðể trong phòng kín
– Tránh bụi, độ ẩm, côn trùng
– Không để gần nguồn xung điện
– Luôn giữ dong điện nguồn ổn định
– Quan sát kỹ máy trước khi bật công tắc nguồn cũng như vận hành máy
– Xếp giấy in ngay ngắn trước khi cho vào trong khay giấy
-Yêu cầu kỹ thuật viên tư vấn, giải đáp ngay hoặc kiểm tra trực tiếp khi thấy những tiếng kêu không bình thường trong máy in .

Cách xử lý khi máy in bị trục trặc:

>>Tham khảo thêm: Một số lỗi thường gặp của máy in.
1.Kiểm tra máy có được cắm vào nguồn điện hay không? Nếu dùng nguồn điện từ một ổn áp thì xem thử ổn áp đã được bật lên chưa?
2. Công tắc nguồn của máy in đã được mở chưa? Có đèn báo lỗi nào sáng lên hay không? Nếu có, tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng hoặc Website của hãng sản xuất về lỗi và cách khắc phục.
3. Máy in có kết nối với máy tính không? Máy tính không thể liên lạc hay gởi dữ liệu ra một máy in nếu máy in không kết nối với máy tính thông qua dây cáp (trừ trường hợp máy in loại kết nối không dây).
4. Nhiều máy in (nhất là các máy in kim) sẽ phát ra tiếng kêu bíp một hoặc hai lần trong lúc hay sau khi khởi động. Nếu nó kêu bíp nhiều hơn bình thường hay kêu liên tục, có lẽ có điều gì tệ hại đang làm “tổn thương” máy in của bạn. Xem sổ tay hướng dẫn hay Website để biết máy đang “nói” gì.
5. Máy có in kiểm tra được không? Bạn thường phải nhấn một hoặc hai nút trong khi bật máy in lên để in kiểm tra (xem sổ tay hướng dẫn). Nếu in tốt, có lẽ bạn cần loại trừ bộ phận cơ khí của máy in ra khỏi diện nghi vấn
6. Hộp mực của máy in có đầy không, ru-băng mực có được lắp đúng không? Một máy in phun màu có một (hay nhiều) hộp mực màu và một hộp mực đen. Kiểm tra các hộp mực này xem có còn mực không hay ít ra cũng thiết lập cho máy in sử dụng một hộp đang còn mực. Thông thường bạn có thể kéo dài thêm thời gian sử dụng của hộp mực laser trước khi mua mới bằng cách tháo hộp mực ra và lắc nhẹ qua lại hai bên để dàn mực trở lại.
7. Đầu phun có được làm sạch (clean) không? Hầu hết máy in phun mực có một thủ tục đơn giản để “làm sạch” các đầu phun. Bạn phải làm sạch chúng theo định kỳ hay khi không sử dụng máy in một thời gian.
8. Đảm bảo giấy phải được lắp đúng và đủ. Hầu hết các máy in đều có bộ phận phát hiện hết giấy. Trên hầu hết các máy in kim thì đó là một con đi-ốt quang. Nếu giấy liên tục không được canh lề cho đúng (thường là ở bên trái), thì đi-ốt sẽ không “thấy” giấy.
9. Máy in có bị kẹt giấy? Bạn nên đọc sổ tay hướng dẫn để biết cách gỡ giấy bị kẹt. Cần khéo léo, không nên mạnh tay với máy in của bạn!
Khi máy không thể kéo giấy vào, có khả năng là các bánh răng bị trật hay các trục lăn bị mòn. Bạn hãy thử khắc phục bằng cách chùi sạch các trục lăn
Vào những ngày ẩm ướt, những tờ giấy bị ẩm có thể gây kẹt giấy do chúng bết dính lại với nhau làm cho mỗi lần máy in nạp nhiều tờ giấy. Thử tháo giấy ra khỏi khay đựng, và quạt sấy khô nó. Đừng để các cạnh hay các góc giấy bị uốn gập và khay giấy không quá rỗng hay quá đầy giấy.
10. Bộ nhớ máy in có thể bị đầy (nhất là khi in các hình, tài liệu phức tạp) hay có thể do nguồn điện không ổn định. Thử tắt máy in, chờ vài giây và bật nó lên trở lại.
11. Bạn có sử dụng đúng loại cáp không? Cáp có tốt không? Nhiều máy in đòi hỏi một sợi cáp IEEE 1284 và Bi-Directional (hai chiều). Các cáp USB không nên dài quá 5 mét.
12. Đảm bảo Windows được thiết lập đúng với trình điều khiển máy in và không có gì khác (một máy in khác, FAX…) được gán cổng LPT1:. Thử nó trên một máy tính để bàn khác. Nếu máy in làm việc, thử một máy in khác trên máy tính bị “nghi vấn”. Gỡ bỏ và cài lại máy in cũng có thể khắc phục được vấn đề. Bỏ các máy in trùng nhau.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của sửa máy in Thanh Hóa, thấy hay thì Like nhé, còn copy thì ghi rõ nguồn giúp mình!

Bình luận bài viết